Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Văn bia Việt Nam và việc nghiên cứu tư tưởng chính trị xã hội thời kỳ phong kiến (thế kỷ X - cuối thế kỷ XIX)

 Việt Nam, văn khắc trên đá đã có một truyền thống lâu đời và xuyên suốt qua các giai đoạn. Đến thế kỉ X, với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt năm 938 đã chấm dứt thời kì 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Dân tộc. Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử phát triển quốc gia Đại Việt, và là kết quả của một ý chí, một tinh thần đoàn kết kiên cường, bất khuất. Chính cơ sở ấy đã giúp cho nước nhà dần đi vào con đường ổn định về chính trị, kinh tế… và củng cố khối đoàn kết thống nhất, tạo sự ổn định chung trong cả nước. Những thành quả này là cơ sở ban đầu cần thiết cho sự tồn tại và chấn hưngmột quốc gia độc lập. Trên cở sở đó, từ thời Lý và suốt thời đại nhà Lý, đất nước ta đã có những bước tiến vững chắc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển chung của quốc gia đã phần nào đó giúp cho nền văn hóa văn bia ra đời và phát triển, nhằm đánh dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, để rồi văn bia được xem như là một phương tiện lưu lại những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét