Quyền lực quốc gia là sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành. Do sự phát triển của quan hệ quốc tế cả về lý luận lẫn thực tiễn, quyền lực đã được bổ sung thêm các yếu tố tinh thần. Đó là những yếu tố phi vật chất, vô hình nhưng có thể làm tăng giảm sức mạnh của quốc gia. Các yếu tố đó là sự đoàn kết dân tộc, tư tưởng, uy tín, văn hoá, khả năng lãnh đạo, công luận... Bài viết tìm hiểu các yếu tố tinh thần đó trên nhiều khía cạnh như khái niệm, nội dung, đặc điểm, tác động đối với quyền lực và vai trò trong quan hệ quốc tế,… Từ đó, bài viết xác định rằng các yếu tố tinh thần là thành tố cần thiết và quan trọng chứ không phải chỉ là nguồn bổ sung cho quyền lực quốc gia.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/4986
Trong lĩnh vực quản trị nhân sự, hiện có những tranh cãi sôi nổi về những sự xung đột giữa các giá trị truyền thống của văn hóa quản lý phương Tây và những giá trị về tinh thần, “giá trị chia sẻ” từ phần còn lại của thế giới, có hay không, việc giá trị phương Tây đã và đang phủ nhận tầm quan trọng của các nền văn hóa tinh thần trong một thế giới “phẳng” ngày nay. Bằng cách đi sâu vào phân tích “những tẳng băng chìm” của sự vận động xã hội và con người, bài viết sẽ phân tích những khái niệm quản trị nhân sự truyền thống và hiện đại của phương Tây, so sánh những khác biệt giữa mô hình của phương Đông và phương Tây, và nêu ra sự cần thiết cho một cách tiếp cận hài hòa nhằm hoàn thiện những hoạt động quản trị nhân sự ở cả cấp tổ chức doanh nghiệp cũng như quản lý vĩ mô. Bài viết cũng khái quát những cơ sở lý luận từ nhiều học giả trên thế giới, và những ví dụ thực tế từ các quốc gia và doanh nghiệp để trình bày quan điểm của mình. Châu Âu sẽ là đối tượng được tập trung phân tích sâu trong nghiên cứu này.