Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Tố chức khai thác hệ thống máy tính và mạng của Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN



Tổ chức khai thác hệ thống: Mạng LAN, Máy chủ ứng dụng quản trị Thư viện quang (Máy chủ 3 - DX-SRV)... Một số yêu cầu trong giai đoạn trước mắt và lâu dài cửa công tác tin học hóa.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Đạo đức phật giáo với việc giáo dục con người hướng thiện

Là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ thời Bắc thuộc và đã có tác động rất lớn đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam, góp phần tạo nên đặc tính và bản sắc văn hoá dân tộc. Dựa trên phương pháp tiếp cận lịch sử và tôn giáo học, bài viết đã phân tích và chỉ ra những ảnh hưởng và tác động của các giáo lý và triết lý đạo đức Phật giáo đối với sự hình thành và phát triển đạo đức con người, nhất là trong việc giáo dục tính hướng thiện cho con người Việt Nam truyền thống. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù điều kiện lịch sử đã thay đổi, Phật giáo cũng có nhiều nét khác biệt so với thủa ban đầu, nhưng những giáo lý và triết lý đạo đức của Phật giáo vẫn có giá trị to lớn trong việc hạn chế thói xấu, giảm trừ cái ác, hình thành những giá trị đạo đức tốt đẹp, giáo dục con người biết sống hướng thiện, vị tha, nhân bản vì con người, vì cộng đồng, dân tộc và nhân loại.


Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam


Ở mọi quốc gia, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên của cải đặc biệt quan trọng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đất hẹp người đông thì đất đai, ruộng đất càng là tài sản quí hiếm, có giá trị đặc biệt thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong đất đai, việc xác lập quyền sở hữu chiếm hữu có liên quan chặt chẽ và đóng vai trò chi phối, đôi khi có ý nghĩa quyết định đối với việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai ruộng đất quốc gia. Bằng cái nhìn toàn diện và hệ thống, bài viết trình bày khái quát quá trình xác lập và thực hiện quyền sở hữu đất đai của các nhà nước qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. Đặc biệt, bài viết đi sâu phân tích và làm sáng tỏ quá trình nhận thức, xây dựng chủ trương chính sách và thực hiện quyền sở hữu, sử dụng đất đai cũng như những vấn đề nảy sinh trong việc thực thi quyền sở hữu đất đai ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng kể từ khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954) đến nay; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm khắc phục và giải quyết những bất cập hiện nay, tạo điều kiện ổn định tình hình xã hội và tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Sự tương đồng giữa mã di truyền với các quái của kinh dịch

Năm 1973, Bác sĩ Martin Schönberger đã trình bày cách phối thuộc bốn bazơ nitơ với Tứ tượng trong sách “Kinh dịch và Mã di truyền”, nhưng ông không giải thích lý do tại sao lại phối thuộc như vậy, trong khi có 24 cách. Ông đã mắc một vài lỗi trong khởi đầu việc tính toán, nên kết quả tính toán của ông không đúng và thiếu sức thuyết phục. Khi dịch sách của Schönberger sang Việt ngữ, Bác sĩ Đỗ Văn Sơn đã viết một phụ lục giải thích rõ lý do của cách phối thuộc này. Chúng tôi đã khắc phục các sai sót của Schönberger và đạt được kết quả rất tốt. Bài báo này sẽ trình bày các cải tiến để hoàn chỉnh phương pháp đó về mặt Toán học, Kinh dịch cũng như Di truyền học. Bài báo cũng liệt kê các phương án của 8 tác giả khác và phân tích để thấy phương án của Schönberger là tốt nhất. Bài báo vận dụng Toán học để đánh giá định lượng được các thành phần của một Trùng quái cũng như một codon.

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Hiểu nghe và nghe hiểu

Để đáp ứng được yêu cầu của giao tiếp quốc tế, việc dạy-học kỹ năng nghe hiểu cần được quan tâm một cách đúng mức. Nghiên cứu kỹ năng hiểu trên các bình diện tâm lý cũng như dụng học này sẽ cho thấy các đặc điểm và các bước của quá trình nghe hiểu. Đây sẽ là cơ sở để cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng dạy-học kỹ năng quan trọng này.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57864

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Tận dụng bùn thải ao nuôi tôm để sản xuất phân bón hữu cơ

Nước và bùn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đã và đang gây ra các ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường cần được quan tâm giải quyết. Trong nghiên cứu này đã bước đầu đánh giá khả năng tận dụng bùn thải ao nuôi tôm tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng để làm phân bón trên cơ sở phân tích một số tính chất lý hóa của bùn. Khả năng phân hủy bùn với 4 công thức thí nghiệm sử dụng 2 loại chế phẩm sinh học EM và EMIC trong điều kiện có và không bổ sung vật liệu phối trộn (mùn cưa) đã được khảo sát. Kết quả cho thấy bùn ao ban đầu có thành phần khá phù hợp để ủ phân: %C = 6,09±0,34, %Nts = 0,63±0,12, %Pts = 0,54±0,02 (khối lượng khô). Trong thời gian ủ 44 ngày, pH biến thiên trong khoảng 8,2-9,2; nhiệt độ từ 20 đến 300C và thấp hơn đáng kể so với lý thuyết. Độ ẩm bùn đầu vào khá cao (>80%) và dao động trong khoảng 55-80% trong thời gian ủ. Tuy nhiên độ ẩm giảm còn khoảng 50% sau 56 ngày ủ đối với cả 4 công thức thí nghiệm. Sau 44 ngày ủ, phân có thành phần (% theo khối lượng): hữu cơ, P2O5, K2O và Nts tương ứng ~16,2; 1,64; 2,1 và 1,37 ở thí nghiệm 1 và 15,8; 1,4; 1,3 và 2,3 ở thí nghiệm 2. Khi phối trộn với vật liệu độn mùn cưa thu được chất lượng phân tốt hơn thể hiện qua giảm độ ẩm và các thành phần chính trong phân ủ khi so sánh với chất lượng phân hữu cơ khoáng quy định trong TT 41/2014 BNNPTNT. Hai loại chế phẩm EM và EMIC cũng có hoạt tính và hiệu quả tương tự đối với quá trình ủ.


Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Hoàn thiện chính sách đối với trường đại học thuộc tỉnh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý luận dựa trên các khoa học quản lý giáo dục, kinh tế học, xã hội học…về các chính sách tác động trực tiếp tới việc thực hiện sứ mệnh của trường đại học thuộc tỉnh trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án (về chính sách giáo dục, về trường đại học thuộc tỉnh và chính sách đối với trường đại học thuộc tỉnh); về hệ thống hóa lý luận chính sách giáo dục; về đặc điểm của chính sách giáo dục và chính sách đối với trường đại học thuộc tỉnh; về sự gắn kết với cộng đồng của các trường đại học thuộc tỉnh; làm rõ các khái niệm liên quan (giáo dục cộng đồng ; trường đại học thuộc tỉnh ; trường đại học cộng đồng…). Làm rõ phạm vi và nội dung chính sách đối với trường đại học thuộc tỉnh.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/7572

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Nghiên cứu khả năng lắng đọng và vận chuyển của chì (Pb) trong môi trường nước

Tổng quan cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu: Môi trường nước và sự ô nhiễm môi trường nước; Giới thiệu về chì; Các phương pháp xử lý chì trong nước; Các phương pháp xác định chì. Tiến hành thực nghiệm: Trình bày về mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu; Giới thiệu về dụng cụ, thiết bị, hóa chất thí nghiệm; Nghiên cứu quy trình xây dựng đường chuẩn của Pb2+ theo phương pháp trắc quang; Xác định chì bằng phương pháp AAS; Tìm hiểu quy trình nghiên cứu với các mẫu chì khác nhau. Trình bày các kết quả nghiên cứu: Khảo sát sự chuyển hóa của chì từ dạng thải Pb(OH)2.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Pháp luật về tham gia giao thông của người khuyết tật – Từ quy định đến thực tiễn thực hiện

Để có thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động,… thì tham gia giao thông là nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân. Đối với người khuyết tật (NKT), quyền tham gia giao thông không chỉ dừng lại ở việc quy định và đảm bảo quyền di chuyển cá nhân mà còn đảm bảo tiếp cận các công trình, phương tiện giao thông công cộng. Trong thời gian qua, bằng việc ban hành Luật người khuyết tật năm 2010 và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT, Việt Nam đã thực sự tiến một bước trong việc quy định đảm bảo thực hiện quyền của NKT. Mặc dù vậy, những bất cập trong quy định và khó khăn trong thực hiện quyền tiếp cận giao thông của NKT vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến. Bài viết này tập trung phân tích quy định pháp luật về quyền tham gia giao thông của NKT và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Hà nội, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo hơn nữa quyền tham gia giao thông cho NKT trong giai đoạn hiện nay.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Giá trị kinh tế của giáo dục

Mọi người đều thừa nhận giáo dục có giá trị kinh tế. Bởi lẽ, nếu giáo dục không có giá trị kinh tế thì các quốc gia và cá nhân đã không đầu tư cho giáo dục với xu hướng ngày càng tăng như vậy. Nhưng thực chất giá trị kinh tế của giáo dục là gì? Vấn đề này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thực sự thuyết phục. Với bài viết này hy vọng sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn về giá trị kinh tế của giáo dục trên cơ sở tiếp cận từ góc độ kinh tế học thông qua việc tập trung giải quyết mối quan hệ giữa ba yếu tố: Giáo dục – Năng suất lao động – Thu nhập.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Hoạt động bói toán: tương tác giữa người hành nghề và người đi xem bói


Mô tả khái quát về hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng, qua đó tập trung mô tả chân dung xã hội của những người hành nghề bói toán và những người đi xem bói. Phân tích những yếu tố tác động tới hành động đi xem bói bao gồm yếu tố cá nhân, cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi xem đồng thời tìm hiểu tác động của bối cảnh xã hội đã tác động như thế nào tới hành động đi xem bói của người dân. Đánh giá những tác động của hành động đi xem bói tới cá nhân, gia đình và xã hội. 
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/13699

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Việt Nam sau những cuộc chiến tranh

Chiến tranh Việt Nam đã thành quá khứ, nhiều vết thương được hàn gắn, nhưng những ký ức về chiến tranh không thể nhạt phai đối với những người đã từng có mặt trong cuộc chiến tranh. 


Để có được hòa bình như ngày hôm nay nước VN đã phải đổ biết bao nhiêu xương máu, hòa bình ngày nay mà thế hệ trẻ có được là mồ hôi, nước mắt, xương máu của biết bao thế hệ cha ông đổ xuống mới có được. Nên thế hệ trẻ Việt Nam cần giữ gìn nền hòa bình đó. 

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Về khoa học và giáo dục (dưới góc nhìn lịch sử khoa học và giáo dục)

Từ góc nhìn lịch sử khoa học và giáo dục, bài viết muốn nêu lên mối quan hệ và vai trò của khoa học và giáo dục trong thế giới luôn biến đổi. Xu hướng đổi mới và tương lai của khoa học và giáo dục đã được các học giả, chuyên gia bàn luận, cũng như nhiều quốc gia quan tâm và dành cho những ưu tiên đặc biệt qua các chính sách, chiến lược phát triển rất cụ thể từ cấp quốc gia (chương trình đổi mới, cải cách giáo dục) đến khu vực (tuyên bố Bologna), thế giới (tuyên bố của UNESCO). Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển đó là kinh nghiệm rất cần thiết cho việc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và khoa học của Việt Nam hiện nay.