Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Hiện tượng tôn giáo mới " ở một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ hiện nay : Luận án TS. Triết học: 62 22 03 02

- Luận án phân tích một cách có hệ thống về hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam hiện nay; “hiện tượng tôn giáo mới” ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ hiện nay qua khảo sát một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định với ba nhóm tiêu biểu: Nhóm thờ cúng Hồ Chí Minh, Long Hoa Di Lặc, Thanh Hải Vô Thượng Sư.
        Phân tích tác động của “hiện tượng tôn giáo mới” đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, đạo đức của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay; cơ sở dự báo và đưa ra xu hướng vận động, đề xuất một số khuyến nghị đối với “hiện tượng tôn giáo mới” ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata L.)



Nghiên cứu được các đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của mẫu cây Chua me đất hoa vàng; Định tính được các nhóm chất có trong cây Chua me đất hoa vàng; Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc một số chất từ cây Chua me đất hoa vàng.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/55107

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội : Luận án TS. Giáo dục học: 62 14 05 01

Đã phát triển khái niệm nghề xã hội và nghề đào tạo; Đào tạo nghề; Nhu cầu xã hội về đào tạo; Đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, đã hệ thống hóa được khung lý luận về quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội (...)
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/49974

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình: Luận án TS. Tâm lý học

Trên cơ sở tổng quan các công trình khoa học trong nước và trên thế giới, luận án đã xây dựng hệ thống khái niệm công cụ như: Định hướng; Giá trị; Giáo dục giá trị; Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình. Luận án đã chỉ ra cha mẹ hướng tới nhiều nhất là mục tiêu con trở thành người truyền thống, tuân thủ và an toàn, và ít hướng tới nhất là mẫu người quyền lực, quyền uy và thành đạt. Khảo sát bảng trắc nghiệm giá trị của Schwartz về 19 nhóm giá trị đại diện, kết quả cho thấy, các giá trị mà cha mẹ lựa chọn nhiều nhất để giáo dục con là an toàn cá nhân, công bằng, bình đẳng; quan tâm chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên. Trong khi đó, các giá trị mà cha mẹ ít lựa chọn nhất là kích thích, quyền lực chi phối con người, và quyền lực kiểm soát vật chất. Bên cạnh đó, để con có được các giá trị như mục tiêu như đã đề ra, cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là phương pháp làm gương, nêu gương, khen thưởng, phân tích giải thích và tổ chức hoạt động trải nghiệm; phương pháp giáo dục mà cha mẹ ít lựa chọn nhất để giáo dục con là trừng phạt. Kết quả cũng chỉ ra rằng, định hướng giá trị của cha mẹ là yếu có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Thử phân tích quan chế Đại Việt thời Lý thông qua tài liệu văn khắc

Để khắc phục sự nghèo nàn tài liệu của giai đoạn Lý-Trần, tác giả đã và đang cố gắng khai thác tài liệu văn khắc. Trong bài này tác giả sẽ tập trung khai thác và phân tích các thông tin văn khắc về quan chế thời Lý, nhất là các thông tin về quan hiệu và tước vị của những viên quan hầu cận hoàng đế. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ quốc gia Đại Việt trong giai đoạn đầu phát triển, đã dân tộc hóa - bản địa hóa mô hình nhà nước Trung Hoa thời Đường - Tống như thế nào. Theo nhận xét sơ bộ của tác giả, quan tước của các viên quan hầu cận thời Lý như Lý Thường Kiệt, Lưu Khánh Đàm, Đỗ Anh Vũ, v.v... về cơ bản theo mô hình Trung Quốc thời Đường - Tống sơ. Ngoài hai yếu tố cơ bản nhất là tản quan (biểu thị quan giai), chức sự quan (biểu thị chức vụ), còn có các yếu tố phụ như huân quan, kiểm hiệu quan, kiêm quan, trấn quan, hiệu công thần, hiệu tướng quan, tước vị, thực ấp và thực phong, v.v... cũng được ghi chép trong tài liệu văn khắc. Uy quyền của các nhân vật trên chủ yếu dựa vào chức sự quan của họ có thể điều khiển Tỉnh Nhập nội nội thị (tổ chức nội quan) và bộ đội Điện tiền (bộ đội hầu cận). Các thủ lĩnh địa phương lấy công chúa cũng được bán cho quan tước tương tự trừ chức sự quan. Có một điều lý thú là không thấy ảnh hưởng nào của quan chế Nguyên Phong được Tống Thần Tông thi hành sau năm 1080. Có lẽ điều này không chỉ thể hiện ý chí chống Tống sau chiến dịch năm 1075-1076, nhưng lại biểu hiện xu hướng lâu dài của nước Đại Việt trong giai đoạn đó vừa giữ gìn các di sản Trung Hoa bị mất ở phương Bắc vừa phát huy bản sắc dân tộc nhằm mục đích dựng nước và giữ nước.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ

Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn về các mục tiêu bình đẳng giới, đặc biệt rất thành công trong việc nâng cao tỷ lệ trẻ em gái học tiểu học và trung học cơ sở.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25155

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Quốc tế học ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Mục đích chính của bài viết này là làm rõ những cơ hội và thách thức của ngành Quốc tế học ở Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam xác định một trong những mục tiêu chiến lược của đất nước là chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Bài viết được chia làm 4 phần, trong đó phần 1 trình bày tầm quan trọng của Nghiên cứu quốc tế/khu vực và một số khái niệm cơ bản; phần 2 phân tích tình hình nghiên cứu và đào tạo quốc tế trên thế giới; phần 3 trình bày tình hình đào tạo Quốc tế học ở trong nước. Trong phần 4 – phần kết luận, chúng tôi khẳng định quốc tế học là ngành học vô cùng quan trọng trong hệ thống đào tạo đại họcvà nghiên cứu của một quốc gia, nhất là Việt Nam, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức trong sự phát triển của ngành này ở Việt Nam.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/58667

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV ở Việt Nam hiện nay

Luận văn đã đem đến cái nhìn tổng quát về HIV/AIDS, đã phân tích, làm rõ sự phân biệt đối xử với người sống chung với HIV và quyền của nhóm người thiểu số này cũng như quyền con người nói chung; các quy định của luật quốc tế, pháp luật quốc gia về phòng, chống phân biệt đối xử, đảm bảo quyền của người sống chung với HIV. - Luận văn đã đánh giá khách quan tình hình HIV cũng như thực trạng của việc phân biệt đối xử của cộng đồng, xã hội đối với người sống chung với HIV và vấn đề đảm bảo quyền của nhóm người này ở Việt Nam trong quá trình nhận thức, xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật và bảo vệ pháp luật về quyền của người sống chung với HIV. - Luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế đó nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV và đảm bảo quyền của cộng đồng này. - Luận văn đã đề cập những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV, và việc đảm bảo quyền của người sống chung với HIV. Trong đó việc thay đổi truyền thông, nhận thức của các chủ thể có tầm quan trọng cao.'
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59474

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Ngăn chặn hành vi phá thai vì lí do giới tính bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trên cơ sở tiếp thu quy định pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức

Phá thai vì lí do giới tính là một hành vi tàn ác, vô nhân đạo, diễn ra phổ biến ở Việt Nam và để lại nhiều hậu quả nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên, việc ngăn cấm bằng cách quy định là tội phạm và trừng phạt đối với hành vi này lại vấp phải nhiều rào cản như: khó chứng minh hành vi phạm tội trên thực tế, mâu thuẫn với việc đảm bảo quyền tự do riêng tư của phụ nữ. Để giải quyết đồng bộ những vấn đề trên, bài viết tham khảo quy định có liên quan trong Bộ luật hình sự của Cộng hòa liên bang Đức trong việc đề xuất giải pháp ngăn chặn hành vi phá thai vì lý do giới tính bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam.

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Mô hình hóa biến động thị trường chứng khoán: Thực nghiệm từ Việt Nam

Nghiên cứu mô hình hóa biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian là giá đóng cửa hàng ngày của chỉ số VN-Index trong giai đoạn 2005 - 2016. Các phân tích được thực hiện bằng mô hình GARCH cân xứng và bất cân xứng. Theo tiêu chí AIC và SIC, nghiên cứu chứng minh rằng GARCH (1,1) và EGARCH (1,1) được đánh giá là mô hình thích hợp nhất để đo lường các dao động đối xứng và bất đối xứng của VN-Index. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của các hiệu ứng bất cân xứng (đòn bẩy) bởi các tham số của mô hình EGARCH (1,1) cho thấy các cú sốc tiêu cực có ảnh hưởng đáng kể đến phương sai có điều kiện (biến động), tuy nhiên ở mô hình TGARCH (1,1) thì kết quả không như kỳ vọng. Nghiên cứu cũng cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ để dự báo tỷ suất lợi tức của thị trường chứng khoán. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ giúp nhà đầu tư nhận định được mức lợi nhuận và sự biến động của thị trường để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc nắm giữ các chứng khoán.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59562

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Dao động tự do và dao động mùa của mực nước biển Đông : Luận án PTS. Hải dương học

Luận văn đi sâu nghiên cứu những quy luật dao động tự do và dao động mùa của mực nước biển Đông để hoàn thành các phương pháp khảo sát, tính toán và dự baó.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/38531

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế học

- Hệ thống hóa lý luận về an ninh lương thực và chính sách đảm bảo an ninh lương thực - Chỉ ra thực trạng chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam hiện nay về mặt thành tựu, hạn chế và tổ chức thực hiện chính sách - Đánh giá chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam dựa trên các tiêu chí phân tích một chính sách kinh tế - xã hội. - Chỉ ra những nhân tố mới ảnh hưởng tới chính sách đảm bảo ANLT quốc gia giai đoạn 2017 – 2025, tầm nhìn 2035 và đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách trong thời gian tới.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59724