Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Di tích lịch sử và tư liệu lịch sử với việc phát triển du lịch Việt Nam


Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi, liên quan dến sự di chuyển và trú tạm thời bên ngoài nơi thường trú, nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ. Vì vậy, du lịch có ý nghĩa hết sức to lớn không những về mặt kinh tế mà còn cả mặt văn hoá. Ý nghĩa đó một phần do sự giao lưu, luân chuyển khách và một phần khác không kém quan trọng là do việc thực hiện các tuyến du lịch theo lộ trình ở những nơi có di sản, di tích và danh thắng nổi tiếng, có nền văn hoá dân tộc đặc sắc, 



Hiện nay theo thống kê của Cục Di sản văn hóa, Việt Nam có 2882 di tích được xếp hạng cấp  quốc gia, 7 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO cộng nhận. Như vậy, các di sản, di tích và danh thắng, các lễ hội văn hoá có một vị trí quan trọng trong du lịch, là một trong hai loại tài nguyên của du lịch - đó là tài nguyên du lịch  nhân văn. Do vậy, giữa công tác bảo tồn di sản văn hoá và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này ngày càng thể hiện rõ trong sự liên hệ giữa việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá nói chung và việc bảo tồn di tích nói riêng với việc khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch..
http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/5145

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét