Từ
những ký tự Hán ngữ quen thuộc, các thế hệ tiền bối của người Việt đã tạo ra
nhiều chữ Nôm ghép (hợp thể) theo phép Hình thanh (ghép ký tự biểu nghĩa với ký
tự biểu âm) và phép Hội ý (ghép hai ký tự cùng biểu nghĩa). Bên cạnh đó, trong
các văn bản chữ Nôm ghi tiếng Việt, còn thấy không ít những chữ do ghép hai
thành tố cùng biểu âm để tạo nên một chữ Nôm mới. Như: {另lánh + 令 lệnh} > ]Nlánh (tránh). Hay như: 𠸙 {古 cổ +弄 lộng} *[klo > 𠸙
Sống. Những chữ vuông kiểu này chưa hề được phản ánh trong thuyết Lục thư của
Hứa Thận đời nhà Hán. Các nhà nghiên cứu chữ Nôm từ lâu đã quen biết những chữ
Nôm đặc biệt này, song chính thức gọi tên kiểu tạo chữ này là phép Hội âm
(trong mối liên tưởng với phép Hội ý), thì dường như lần đầu tiên được nói tới
năm 1986 trong Đề cương biên soạn bộ Tự điển chữ Nôm do Viện Nghiên cứu Hán Nôm
chủ trì thực hiện (NXB Giáo dục, 2006). Danh ngữ này cũng đã được GS Nguyễn Tài
Cẩn dùng đến trong một bài nghiên cứu về chữ Nôm trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi, công bố năm 1989.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét