Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Một số vấn đề về Chuyết công ngữ lục - một di sản Hán Nôm quý giá mới được phát hiện

Tại chùa Phật Tích (tên chữ là Ninh Phúc tự) thuộc xã Phật Tích huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, các thế hệ cao tăng trụ trì ở đây còn lưu giữ được nhiều tư liệu quí, trong đó có cuốn sách Chuyết Công ngữ lục.
Sách do thiền sư Minh Hành Tại Tại – một vị đại đệ tử của Chuyết Công - biên soạn vào thế kỷ XVII. Văn bản được thể hiện ở dạng bản in ván với nét chữ còn sắc nét, rõ, dễ đọc. Cuốn sách có kích thướcc 29x 16cm, với chất liệu giấy dó, gồm ba quyển. Phần mở đầu gồm 10 tờ, mỗi tờ có 14 hàng, mỗi hàng có 13 chữ, có tiêu đề Tổ sư xuất thế thực lục. Quyển một và quyển hai có 26 tờ (trong đó quyển một có 6 tờ), mỗi tờ có 22 hàng, mỗi hàng có 20 chữ, có tiêu đề Chuyết Chuyết tổ sư ngữ lục. Quyển ba có 22 tờ, trừ tờ 2a có 5 hàng, tờ 8a và 11a có 4 hàng và tờ 22a có 8 hàng, các tờ còn lại đều có 22 hàng, mỗi hàng có 20 chữ, có tiêu đề Chuyết Chuyết tổ sư ngữ lục hoặc vấn (tất cả các tờ, khi đóng thành sách được gấp đôi). Ba quyển trên được đóng thành một tập, với tổng số chữ khoảng gần 21.600 chữ.

Tìm hiểu nội dung văn bản Chuyết Công ngữ lục, đây là một tư liệu quý, giúp chúng ta không những hiểu một cách tường tận về thân thế và sự nghiệp của thiền sư Chuyết Công mà còn hiểu biết thêm về đặc điểm tình hình Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét